Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là phản ứng viêm xảy ra ở niêm mạc dạ dày do tác dụng mạnh của các tác nhân hoặc nhiễm khuẩn, có đặc tính là khởi phát và diễn biến nhanh chóng, ít khi để lại di chứng.

Nguyên nhân thường gặp:

Yếu tố ngoại sinh Yếu tố nội sinh
– Do vi khuẩn Helicobacter pylori ( Hp).

 

– Do vi khuẩn khác ( tụ cầu, liên cầu, Helicobacter helmmanii, lao, giang mai,…).

 

– Do virus và độc tố của chúng.

 

– Do ăn uống: thức ăn quá nóng, quá lạnh, cứng, khó tiêu, nhai không kỹ, rượu, chè, cà phê, mù tạt…

 

– Thuốc: aspirin, NSAIDs, quinin, sulfamid, prednisolon, phenylbutazon, reserpin, digitalis, kháng sinh,…

 

– Các chất ăn mòn: muối kim loại nặng (đồng, kẽm, thủy  ngân), kiềm, acid sulphuric, acid chlohydric, nitrat bạc…

– Các kích thích nhiệt, dị vật.

– Độc tố nội sinh tràn vào máu trong các bệnh:

 

– Nhiễm trùng cấp tính ( cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa…).

 

– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành.

 

– Urê máu cao, tăng thyroxin, tăng đuongwf máu.

 

– Các stress: bỏng, chấn thương nặng, sau phẫu thuật lớn, sốc, nhiễm phóng xạ (1.100r – 2.500r), u não, chấn thương thần kinh tâm thần, bệnh tim – phổi cấp tính, xơ gan, suy thận…

 

– Dị ứng thức ăn (tôm, sò, ốc, hến…), viêm thành mạch dị ứng (hội chứng Schoenlein – Hénoch).

 

Lâm sàng có thể hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện rầm rộ với những triệu chứng:

– Đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát; có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu.

– Buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong non ngay, thường nôn xong giảm đau. Nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn ra cả máu.

– Có thể đi lỏng.

– Lưỡi bự, miệng hôi, sốt 39 – 40 độ C

– Có thể bị trụy mạch do nôn nhiều.

Nội soi dạ dày cho thấy:

+ Hình ảnh một phần hoặc toàn thể niêm mạc dạ dày đỏ rực, bóng láng, có những đám nhầy hoặc mỏng. Các nếp niêm mạc phù nề. Niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết (chấm xuất huyết, mảng xuất huyết), vết trợt.

+ Trên nền xung huyết phù nề, có những chỗ mất tổ chức (thường ở phần dưới thân vị, hang vị); đôi khi có vết nứt kẽ, dài, ngắn, ngoằn nghoèo, chạy dọc các rãnh hoặc cắt ngang qua các niêm mạc; đôi khi là dạng loét trợt (aphte), loét dài hẹp.

Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần. Từ viêm dạ dày cấp tính nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính, vì niêm  mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.

Biến chứng viêm dạ dày cấp tính có thể là Chảy máu dạ dày hoặc Trụy mạch do mất nước và điện giải.

Điều trị:

– Cần loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.

– Điều trị triệu chứng và biến chứng.

– Điều trị bằng kháng sinh nếu do nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Chế độ ăn uống: Khi nôn nhiều cho bệnh nhân nhịn ăn; hết nôn có thể uống sữa, ăn súp, ăn từ lỏng đến đặc.

Nguồn tham khảo:

– Nội Tiêu hóa – Học viện Quân Y.