Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Hội chứng ruột kích thích – Tào tháo đuổi ngay sau ăn

Hội chứng ruột kích thích

“Hội chứng ruột kích thích” là vấn đề nhiều người quan tâm, sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bác sỹ YHCT Phạm Văn Thọ về chuyên đề này.

Tôi cứ trăn trở loay hoay mãi về cái “Hội chứng ruột kích thích” (ăn đồ lạ đau bụng đi ngoài luôn, rối loạn tiêu hoá khi ăn đồ biển hoặc uống bia lạnh hay đi lỏng, túm lại bụng yếu không dễ thưởng thức đồ ngon lạ) cho đến bây giờ sau nhiều thời gian tìm tòi nghiên cứu thuốc chữa mới có thể tóm nó theo góc nhìn của mình. Hội chứng này đôi khi chính các cán bộ y tế tuyến dưới nơi thiếu những công cụ hỗ trợ chẩn đoán cao như: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng lại chẩn đoán nhầm thành các bệnh: Viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng tính. Thành ra áp dụng phác đồ kháng sinh, giảm tiết Acid hay thêm bao bọc niêm mạc dạ dày làm bệnh tình của bệnh nhân ngày càng nặng lên.
Bệnh này không có tổn thương thực thể tại ống tiêu hoá mà nguyên nhân chính là rối loạn hệ dịch vị, men kết hợp khả năng co bóp của dạ dày bị yếu. 
Và một điều nữa là do thức ăn có chứa những chất có thể là:

  • Chất bảo quản độc với cơ thể bạn, do quá liều hay ko thích hợp.
  • Đã bị enzym thối rữa lên men dở dang sinh ra các chất độc, lạ với có thể.
  • Sự xuất hiện các độc tố vi khuẩn, nấm mốc.. dù vi khuẩn đã chết bởi nước sôi nhưng độc tố vẫn còn đó.

Khi thức ăn đó vào tới dạ dày các Receptor cảm nhận được gắn tại nơi này nhận diện ra sự không an toàn bèn báo lên hệ thần kinh thực vật làm tăng co bóp, tăng nhu động ruột, tăng dịch vào ống ruột để nhanh chóng thải chất độc ra khỏi cơ quan này. Và kết quả là bạn bị chướng bụng, lục bục bụng, tiêu chảy tức thời. Và các bữa kế tiếp bạn dù ăn đồ an toàn bạn vẫn bị, cơ thể sẽ mất nước và nhiễm độc nhẹ gây mệt và đau đầu. 

Nhưng do cảm nhận mỗi cơ thể và phản ứng cơ thể mỗi con người là khác nhau lên hiện tượng xảy ra cũng khác nhau. Giải thích là cùng ăn một mâm nhưng tôi bị bạn không bị, tôi bị ngay bạn lại mấy giờ sau mới bị, hay gặp nhất là ăn hải sản và phở các loại. Thôi phải chấp nhận là chúng ta vẫn phải đi công tác, du lịch, và vui chơi ăn uống với một cộng đồng xã hội các món ăn thiếu an tâm như vậy. Hãy tìm thuốc mà mang đi sẵn sàng sử dụng lúc cần nhé”

Hội chứng ruột kích thích