Xuất huyết dạ dày do loét dạ dày tá tràng là một cấp cứu Nội – Ngoại khoa, chiếm khoảng hơn 50% số trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên. Tỉ lệ tử vong dao động từ 3 – 14%. Hầu hết những trường hợp tử vong xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi thường có bệnh nặng kèm theo hoặc xuất huyết tái phát. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc aspirin là một trong nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết tiêu hóa ở người trước đó đã có loét dạ dày tá tràng hoặc trước đó chưa có loét dạ dày tá tràng. Stress là nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân nặng đang điều trị tại bệnh viện.
Đây một biến chứng nặng của bệnh lý dạ dày, gây chảy máu ở niêm mạc dạ dày dẫn đến ói ra máu đỏ tươi hoặc bầm đen hoặc đi cầu phân đen, sệt, hôi, trường hợp nặng đi cầu phân màu đỏ. Kèm theo bệnh nhân có thể có đau hay nóng rát vùng trên rốn, toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, mệt, lả người sau ói hoặc đi tiêu.
Nếu bắt gặp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày, cần sơ cứu ngay tại chỗ bằng cách: giữ cho bệnh nhân nằm yên trên giường trong tư thế đầu thấp, chân cao, sinh hoạt ngay tại giường. Nếu cần có thể ủ ấp cho bệnh nhân vì lúc này cơ thể bệnh nhân đang lạnh dần và yếu đi do mất quá nhiều máu. Sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện để các bác sỹ chuyên khoa điều trị.
Còn đối với bệnh nhân bị nhẹ hoặc chưa nguy hiểm đến tính mạng cần tìm cách điều trị sớm bằng cách đi khám để phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh.
Nếu phát hiện mình bị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…thì cần sử dụng các loai thuốc hoặc thực phẩm chức năng chuyên trị bệnh này, nên sử dụng các loại có tác dụng làm lành vết viêm loét, các tổn thương ở dạ dày.
Nếu do bệnh lý khác gây nên thì người bệnh vẫn cần phải khám và nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp khắc phục và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý dành riêng cho người bị chảy máu dạ dày như:
+Không để cơ thể quá đói hoặc quá no
+ Nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn với 1 lượng vừa đủ, không nên ăn quá no để giảm nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày, tránh cho dạ dày vận động mạnh liên tục
+ Hạn chế các loại thức ăn chiên, rán, quay như thịt quay, khoai tây chiên,…
+ Các loại thức ăn quá nóng hay quá lạnh vì chúng sẽ làm dạ dày co bóp mạnh và tổn thương đến niêm mạc dạ dày…
Nguồn tham khảo:
– Bệnh học Nội khoa Tập 2 Trường Đại học Y Hà Nội.