Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Đau thần kinh tọa

ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?

Bệnh xảy ra khi dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) bị kích thích hoặc chèn ép do gai cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc u xương,…

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể tạo nên bởi các rễ thần kinh (bắt đầu đi từ đốt sống L3, bao gồm các rễ L3 – L4 – L5 – S1). Khi bị chèn ép, làm tắc nghẽn đường truyền xung thần kinh, gây ứ huyết sinh ra đau.

 

Nguồn ảnh anatomybody101.com

TRIỆU CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA

* Triệu chứng lâm sàng:  Dáng đi tập tễnh, cột sống lưng co cứng vào buổi sáng, gặp nhiều khó khăn khi thực hiện động tác cúi, gập, ngửa người. Biểu hiện đau thần kinh tọa rõ nhất là những cơn đau phần thắt lưng lan tỏa xuống mông, kheo và cẳng bàn chân.

Để nhận biết bệnh đau thần kinh tọa đơn giản là bệnh nhân thường có cảm giác râm ran kiến bò, tê cứng hoặc như kim châm bờ ngoài bàn chân chéo qua mu chân đến ngón cái (rễ TL5), ở gót chân hoặc ngón út (rễ S1). Ngoài ra một số người đau dây thần kinh tọa còn bị đau ở hạ bộ, đau khi tiểu hoặc đại tiện do tổn thương xâm phạm các rễ thuộc đám rối thần kinh đuôi ngựa.

* Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt đau thần kinh tọa với viêm, ung thư… Phát hiện các thay đổi bất thường ở dịch não tủy như sự thay đổi đột ngột nồng độ (protein, calci, phospho…). X-quang giúp đánh giá hình thái đĩa đệm, biểu hiện phát triển của bệnh lý.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU THẦN KINH TỌA

Thoát vị đĩa đệm: Là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa. Đĩa đệm đóng vai trò như những chiếc gối nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm sẽ trở nên yếu hơn và dễ tổn thương hơn khi bạn lớn tuổi. Đôi khi, phần trung tâm đĩa đệm (có dạng giống như gel) sẽ bị đẩy ra khỏi lớp màng bên ngoài và ép vào rễ của dây thần kinh tọa. Cứ 50 người thì sẽ có 1 người bị thoát vị đĩa đệm vào một thời điểm nào đó trong đời. Trong số đó, có khoảng ¼ số người sẽ có các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần.

 

Hẹp ống sống: Sự mài mòn một cách tự nhiên của các đốt sống có thể làm hẹp ống sống. Việc hẹp ống sống sẽ đặt một áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa. Hẹp ống sống thường gặp ở những người trên 60 tuổi hơn.

 

Các khối u trong cột sống: Trong những trường hợp hiếm gặp, đau thần kinh tọa là hậu quả của một khối u phát triển bên trong hoặc phát triển dọc theo cột sống hoặc thần kinh tọa. Vì khối u phát triển, nó sẽ chèn ép cũng như gia tăng áp lực lên các dây thần kinh có nhánh chạy ra từ cột sống.

 

Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp): Cơ hình lê là một cơ dẹt, hình lê (hay hình tháp) nằm xiên ở mông, cạnh bờ trên của khớp háng. Nếu cơ tháp bị co cứng, nó sẽ đặt áp lực lên thần kinh tọa, gây ra các triệu chứng của đau thần kinh tọa. Hội chứng cơ hình lê thường gặp ở phụ nữ hơn.

 

Ví dày có thể là nguyên nhân của hội chứng cơ tháp: Bạn có thể không nghĩ là quá nhiều tiền sẽ gây đau đớn, nhưng một chiếc ví quá dày có thể là nguyên nhân của hội chứng cơ tháp. Hội chứng này sẽ ảnh hưởng đến những nam giới thường xuyên đút ví tiền ở túi sau quần. Việc này làm cho cơ tháp luôn phải chịu áp lực và có thể làm cho cơn đau thần kinh tọa trở nên nặng hơn. Bạn có thể tránh việc này bằng cách đút ví ở túi quần trước hoặc đút ví trong túi áo jacket.

 

Viêm khớp cùng chậu: Là tình trạng viêm của một hoặc cả hai bên khớp cùng chậu – khớp cùng chậu gồm hai khớp nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống là khối xương cùng cụt và phần sau của xương chậu. Viêm khớp cùng chậu có thể gây ra các cơn đau ở mông, lưng dưới và có thể lan xuống một hoặc cả hai bên chân. Cơn đau sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn đứng lâu hoặc leo cầu thang trong thời gian dài. Viêm khớp cùng chậu có thể có nguyên nhân là do viêm khớp, chấn thương, mang thai hoặc nhiễm trùng.

 

Chấn thương hoặc nhiễm trùng: Các nguyên nhân khác của đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng, hoặc chấn thương (như gãy xương). Thông thường, bất kỳ tình trạng nào gây kích thích hoặc chèn ép thần kinh tọa cũng có thể là nguyên nhân. Trong một số trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể cho tình trạng đau thần kinh tọa.

 

BIẾN CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA

Đau thần kinh tọa biến chứng nhẹ là rối loạn cảm giác, hạn chế khả năng vận động, đại tiểu tiện không tự chủ, dị dạng xương cột sống hoặc rối loạn thần kinh thực vật… Nặng dẫn đến teo cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bại liệt thậm chí có thể gây tàn phế suốt đời nếu không sớm phát hiện các nguyên nhân gây bệnh và can thiệp kịp thời.

 

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA THEO TÂY Y

* Thuốc Tây

Những loại thuốc tân dược điều trị đau thần kinh tọa phải là dược phẩm có nguồn gốc, hạn sử dụng rõ ràng. Có tem kiểm định của Bộ Y Tế và liều lượng dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.

Thuốc giảm đau: Paracetamol; Dialtavic, tramadol, opioid,…Nhóm thuốc giãn cơ: Myonal, Mycocalm.Chống viêm không steroid: Diclofenac, meloxicam, naproxen,… là những loại thuốc người bệnh đau thần kinh tọa có thể dùng dạng tiêm ở giai đoạn cấp, sau thay bằng đường uống.

Thuốc galatamine: Tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi, ức chế men phân hủy cethyl cholin ở khớp – xinap thần kinh.

Nhóm thuốc tiêm ngoài màng cứng: Hydrocortison acetat, Triamcinolon (Depomeddrol).Nhóm vitamin: Vitamin B12, Vitamin B1, Methylcoban,…

Tất cả các nhóm thuốc đau thần kinh tọa trên đều có hạn sử dụng riêng, thông thường khoảng 36 tháng kể từ ngày sản xuất (xem trên bao bì). Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê thêm nhóm thuốc Tây có chứa narcotic, thuốc kháng viêm corticoid…

* Điều trị phẫu thuật

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng phẫu thuật được áp dụng trong các trường hợp sử dụng thuốc không có tác dụng hoặc điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa từ 3 – 6 tháng không hiệu quả, người bệnh bị liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn,…

Các phương pháp phẫu thuật đau thần kinh tọa chủ yếu được áp dụng như:  Phẫu thuật mổ hở, phẫu thuật Mini – COD, mổ cắt đĩa sống vi phẫu, phẫu thuật lấy khối thoát vị qua thiết bị nội soi,…

 

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA THEO ĐÔNG Y

Cách chữa theo Y học cổ truyền dựa trên từng thể của bệnh là thể cấp và thể mãn tính. Tùy từng giai đoạn và các đợt mà áp dụng cách điều trị đau thần kinh tọa khác nhau.

* Vật lý trị liệu

Ở mức độ đau khởi phát sẽ tiến hành: Xoa bóp – mát xa, châm cứu – bấm huyệt, chườm nóng – chườm lạnh, tắm bùn suối khoáng. Nặng hơn, người bệnh đau dây thần kinh tọa nên thực hiện áp dụng điều trị bằng diện chẩn, điện châm, xung điện, sóng cao tần,…

* Bài thuốc

Các bài thuốc cổ phương như thân thống trục ứ thang, hữu quy hoàn ,… nổi tiếng nhất là độc hoạt tang ký sinh.