Đi lên các vùng núi phía Bắc, ta sẽ bắt gặp một loài cây thuốc mọc hoang có hoa trắng muốt với tên gọi xuất phát từ cấu tạo của thân, gặp nhiều ở các tỉnh Lào cai, Hòa Bình, Ninh Bình… Đó là cây Mộc thông mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc.
Mộc thông có tên gọi khác là Mộc thông nhỏ, Hoa ông lão. Mộc = gỗ, Thông = thông nhau, mộc thông tức là cây có mạch gỗ với nhiều lỗ thông nhau.
Mộc thông dùng làm thuốc thường là cây Clematis armndii Franch. hoặc cây Clematis montana Buch. – Ham. ex DC. Thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae) nên thành phần hóa học chính của cây là các glycosid họ Hoàng liên như anemonin, ranunculin…
Mộc thông là cây dây leo, dài khoảng 5m.
Nhánh cây tròn màu hơi đỏ, hơi có khía và lông mịn màu vàng.
Lá hình trái xoan / ngọn giáo, mọc đối.
Cuống lá dài, bóng, dai, không có lông.
Hoa màu trắng mọc thành cụm.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân cây thái lát (không mùi, vị nhạt). Thu hoạch vào mùa xuân hoặc thu. Thân mộc thông chưa thái lát thì ngâm qua, ủ thật mềm rồi thái phiến mỏng, phơi khô. Nên bảo quản ở chỗ kín và khô thoáng, dùng nhanh, không nên trữ lâu vì sợ biến ra sắc đen.
Mộc thông được dùng làm thuốc lợi tiểu, có tác dụng trị viêm nhiễm niệu đạo, bí tiểu tiện, viêm thận phù thũng. Chữa bế kinh, sữa không thông…
Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc hữu ích từ Mộc thông:
Mộc thông là vị thuốc tốt dễ tìm nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với một số vị khác như Hoàng đằng, Phòng kỷ:
– Mộc thông: thân vàng nhạt, có nhiều lỗ thông trong gỗ
– Hoàng đằng: miếng thân cây có àu vàng kèm vỏ mỏng
– Phòng kỷ: miếng rễ có vỏ dày, thịt rễ có màu trắng lẫn màu xám
Do đó, người dân khi sử dụng cần chú ý phân biệt và nhận thức rõ để dùng đúng thuốc, đúng tác dụng mong muốn.
Kim Anh