Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Bèo cái

Bèo cái

Gần đây, các loại rau dại, cỏ dại tưởng chừng vô ích được bán với giá cao và coi là các siêu thực phẩm. Trong số đó, không thể không nhắc tới Bèo cái – loài thực vật mọc hoang tràn lan trong các vùng đầm ao nước ngọt ở nhiều địa phương. Bèo cái xưa nay được dùng phổ biến ở nước ta nhưng chỉ để làm thức ăn cho động vật, nhưng tác dụng chữa bệnh của Bèo cái thì không mấy ai để ý tới.

Bèo cái còn gọi là Đại phù bình, Bèo ván, Bèo tai tượng, Đại phiêu, Thủy phù liên.. tên khoa học là Pistia stratiotes, họ Ráy (Araceae).

Bèo cái

Bèo cái là thực vật thủy sinh, mọc trên mặt nước trong khi rễ chìm dưới nước gần các đám lá trôi nổi. Lá không có cuống, mềm, mọc thành cụm dày, tạo hình dáng giống như một cái nơ; màu xanh lục nhạt, gân lá song song, các mép lá gợn sóng. Mặt trên lá nhẵn và mịn, mặt dưới được che phủ bằng các sợi lông tơ nhỏ và ngắn và không thấm nước. Hoa Bèo cái nhỏ màu trắng nhạt, ẩn ở các đoạn giữa của cây, mọc giữa các đám lá, quả nhỏ màu lục được tạo ra sau khi hoa được thụ phấn. Cây có thể sinh sản vô tính, cây mẹ liên kết với cây con bằng một thân bò ngắn, tạo ra các cụm bèo cái dày đặc.

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hạ khi cây có hoa; thường dùng tươi, có thể phơi khô dùng dần..

Lá cây thuốc dân gian có vị cay, tính bình, chứa cacbohydrat, chất khoáng… có công dụng tiêu độc, dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Ngày dùng 50- 100g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài không kể liều lượng, dùng riêng hay với vị khác.

Bèo cái khô

Bài thuốc:

  1. Chữa mụn nhọt:

Bài thuốc 1Bồ công anh 40 g, Bèo cái 50 g, Sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 2: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, Bồ công anh 20 g, Bèo cái 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc dùng ngoài: rửa sạch chỗ mụn nhọt, mẩn ngứa bằng nước sắc Bèo cái, rắc lên vết loét bột Bèo cái đã đốt thành tro.

  1. Làm mát máu tiêu độc, chống viêm nhiễm: Lá mặt quỷ (sao vàng) 40 g, nõn dứa dại 12 g, cánh bèo cái 8 g, gừng sao cháy 4 g. Sắc uống ngày một thang.
  2. Tiêu độc, làm trắng mịn da: Bèo cái thu hái về cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, tán thành bột mịn. Khi dùng thì trộn với một ít giấm đắp lên mặt.
  3. Chữa hen suyễn: Bèo cái 100g, cắt bỏ rễ và lá vàng, rửa thật sạch, có thể rửa bằng nước muối, vẩy ráo nước, giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước và siro chanh cho đủ 100ml. Ngày có thể uống 2 lần, mỗi lần 1 liều như trên. Thường uống trong 10 ngày cơn hen suyễn sẽ bớt, uống liên tục trong vòng 2-3 tháng.

Bèo cái có thể hấp thụ các kim loại nặng và một số chất dinh dưỡng trong môi trường nước. Do đó có thể cho rằng Bèo cái có tính năng chống ô nhiễm cho nước. Tuy nhiên, cũng vì đặc điểm này mà chúng ta cần chú ý nên sử dụng Bèo cái ở những nơi môi trường không bị ô nhiễm.

Kim Anh