Mía dò là loài cây cảnh đẹp và độc đáo trong khu vườn mỗi gia đình. Không chỉ có tác dụng làm cảnh, Mía dò còn là vị thuốc nam đáng quý. Theo cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) của tác giả Võ Văn Chi có viết: Mía dò “vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc chỉ dương, thông trường”. “Thường dùng chữa 1. Viêm thận thủy thũng, xơ gan; 2. Cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu; 3. Ho gà; 4. Giảm niệu; 5. Đái buốt, đái rắt; 6. Cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.” Cụ thể công dụng của cây thuốc này và có những bài thuốc nào về Mía dò trong y học cổ truyền? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Mía dò có tên khác là Cát lồi, Đọt đắng… Tên khoa học quốc tế là Costus speciosus Smith hoặc Costus loureiri Horan, họ Gừng (Zingiberaceae). Cây mọc hoang và được trồng làm cảnh. Ở Nam bộ, Cát lồi là một loại rau thường được dùng với bánh xèo (dùng đọt cây).
Đọt đắng là cây thân cỏ, mọc thẳng, cao 1-2m, ít khi phân cành. Thân rễ to, nạc phát triển thành củ, mọc ngang. Lá có bẹ, mọc so le, lúc non xếp thành hình xoắn ốc, có lông mịn. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn thân. Hoa màu trắng, lá bắc màu đỏ. Quả chứa nhiều hạt, màu đen.
Y học cổ truyền thường dùng búp non, cành non, thân rễ để làm vị thuốc chữa bệnh. Thân rễ Mía dò chứa hydrat cacbon, các saponin steroid (diosgenin, tigogenin) nên có tác dụng chống viêm tốt. Thân rễ là nguồn gốc dược liệu dùng để chiết xuất diosgenin
Cát lồi thường dùng trong các bài thuốc chữa:
+ Viêm thận, phù thũng, chữa viêm gan cổ trướng;
+ Thân rễ sắc uống chữa sốt, chữa đái buốt, đái nước tiểu vàng, chữa viêm bàng quang, làm ra mồ hôi;
+ Chữa cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.
Liều thường dùng là 10-20g mỗi ngày.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc hay được sử dụng từ Mía dò:
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến độc giả về loài cây vừa làm đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh đáng quý này. Chắc hẳn các bạn sẽ dự định trồng ngay trong vườn nhà mình một cụm mía dò chứ?
Kim Anh