Có một loại thân cây vừa nhỏ, vừa chắc mà những người đi rừng lấy củi thường dùng làm dây buộc, gọi là “chạc”, đó là Chạc chìu, hay Dây chìu, Dây chiều, Tích diệp đằng. Nhưng được chú ý hơn cả vẫn là tác dụng chữa bệnh của nó, có thể dùng riêng hay phối hợp, dùng trong dưới dạng sắc hay dùng ngoài dưới dạng bôi trong các bệnh phong thấp, đau bụng, vết thương hở hay cả mụn nhọt, lở loét…
Dây chiều (châu Á) hay U chạc chiều, tích diệp đằng có tên khoa học là Tetracera scandens thuộc Họ Sổ (Dilleniaceae). Cây mọc ở ven rừng, lùm bụi khắp nước ta. Cũng phân bố ở Trung Quốc. Loại dây leo, thân màu nâu, cành mềm dài, cành non có lông ráp. Lá mọc so le, phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, bề mặt lá và cành non hóa silic nên rát ráp. Chùy hoa to, ỏ nách lá hay ở ngọn cành. Hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa màu trắng, mau rụng, nhiều nhị. Quả có lông. Dây rất dai, thường dùng để làm dây buộc.
Thu hái dây, lá và rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.
Trong cây có isohamnetin, rhamnetin.
Theo đông y, dây chiều có vị chát tính ấm có tác dụng làm giảm đau, tán ứ, hoạt huyết, thường được sử dụng để điều trị tê thấp, đau nhức gân xương.Chữa phong thấp, thông tiểu, chữa kiết lỵ, đau bụng đi bụng đi ngoài ra máu, chữa vết thương lở loét.
Dùng trong: sắc uống ngày 40 – 50g dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác
Dùng ngoài chữa các vết thương, mụn nhọt.
Một số bài thuốc hay dùng trong dân gian
Dây chiều, Bạc Thau, Xích đồng nam, Rễ cà gai leo, vỏ cây gạo, Rễ cây gấc, Ké đầu ngựa, Rễ xấu hổ, Cành sung mỗi vị 12g.
Sắc uống mỗi ngày một thang
Dây chiều 20g, Cối xay 30g, Lá vông 16g, Huyết rồng 20g.
Sắc uống mỗi ngày một thang.
Dây chiều 20g, Rễ cây sỉ 30g, Cối xay 40g, Cua đồng 5 con.
Cách dùng:
Rễ cây sỉ, Dây chiều, Cối xay thái lát nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ sắc uống ngày một thang. Cua đồng rứa sạch, ngâm nước muối 20 phút, vớt ra giã nát, thêm nước đun đến sôi lọc lấy nước uống.
Dây chiều 16g, Sài hồ 16g, Cây lức 12g, Vỏ cây sung 16g. Tất cả các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô sao vàng hạ thổ.
Sắc uống mỗi ngày một thang.
Bề mặt lá ráp thường được dùng thay giấy nhám đánh bóng đồ dùng kim loại.
Vũ Phương