Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Cây xấu hổ – chữa đau lưng, mỏi gối

Cây xấu hổ

Sự tích cây trinh nữ là câu chuyện lí giải về nguồn gốc cuả một loài hoa dại rất phổ biến ở Việt Nam. Khi chạm vào, chiếc lá nhỏ bé ấy sẽ bất chợt “xấu hổ” khép mình vào thân tựa như những cô gái e lệ khi bị chàng trai nào đó khẽ ngó trộm. Đó là bắt nguồn cho cái tên Trinh nữ thể hiện cho sự trinh tiết, duyên dáng mà ngượng ngùng của người con gái truyền thống Việt. Nhưng ít ai biết công dụng đối với y học của loài cây này.

 

Cây xấu hổ

Cây xấu hổ, cây trinh nữ hay cây mắc cỡ đều là cái những cái tên được dân gian dùng để gọi loài cây đặc biệt này. Cây thuộc họ Đậu (fabaceae) có tên khoa học là Mimosapudica. Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và các nước khác, cây ưa sáng và mọc ở chỗ ẩm như bãi sông, ven ruộng, ruộng bỏ hoang…

Trinh nữ có hai loại hay gặp, phân biệt hai loại này chủ yếu dựa vào màu sắc của hoa. Loại có hoa màu Tím và loại có hoa màu phớt hồng. Loại hay được sử dụng trong chữa bệnh là loại hoa có màu tím. Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình lông vịt, khi đụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại nó giải thích cho nguồn gốc tên của cây. Hoa nhỏ, tụ lại thành hình cầu.

Theo dân gian, là và cành cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, có tính lạnh và hơi độc nên có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu, hạ áp, lợi tiểu, dùng trong điều trị chữa bệnh xương khớp, đau lưng, nhức xương. Rễ cây xấu hổ vị chát, hơi đắng, tính ấm có độc nên có tác dụng chỉ khái hòa đàm.

Theo y học hiện đại, cây có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ.

Liều dùng: ngày 6-12g cành lá khô. Rễ cây ngày 100- 120g, thái mỏng, tẩm rượu sao vàng sắc uống.

Một số bài thuốc được áp dụng trong dân gian:

Bài thuốc 1: Chữa đầu gối sưng nóng đỏ đau, đi đứng khó, vận động hạn chế, đi lại khó khăn, đau tăng khi trời lạnh hoặc khi vận động nhiều:

Cây xấu hổ 20g, Độc hoạt 30g, Tế tân 12g, Thổ phục linh 20g, Đa đa 20g, Tang ký sinh 16g, sài hồ 16g, Cối xay 20g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc số 2: Chữa đau lưng nhức mỏi gối, chóng mặt ù tai, di mộng tinh, liệt dương, khí hư bạch đới. Cây xấu hổ 16g, Tang thấm 20g, Hà thủ ô 20g, Đậu đen 16g, Tang ký sinh 20g, Núc nác 16g, Mẫu lệ 16g, Cỏ mực 20g. Sắc uống môi ngày một thang.

Bài thuốc số 3: Viêm xoang mũi, đau nhức đầu, sổ mũi, chảy nước hôi thối nhiều lúc đau nhức đầu, mờ mắt:

Kết hợp uống thuốc và dùng bột thuốc thổi vào mũi.

Thuốc uống: Trinh nữ 20g, vỏ cây Bướm bạc 20g, Rễ chân rết 20g, Màng ri 15g Ba vỏ 15g, Ké đầu ngựa 15g. Sắc uông mỗi ngày một thang

Thuốc thổi vào mũi: cây ba vỏ 16g, Rễ chân rết 12g, Lá tóc tiên 10g, Phèn chua 10g. Các vị thuốc thái mỏng phơi khô, sao vàng hạ thổ tán thành bột mịn rồi thổi vào mũi 2-3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc số 4: Chữa tăng huyết áp

Cả cây xấu hổ, trắc bách diệp, hoa dại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngủ sao, thân lá bạch hạc, mỗi vị 6g, hà thủ ô, tang ký sinh mỗi vị 8g, địa lang 4g. Sắc uống mỗi ngày.

Cần phải phân biệt giữa cây xấu hổ và cây mắt mèo. Cây mắt mèo (cây mai dương) là một loại cây gây hại nên đang được tiêu diệt. Đây là loại cây thân gỗ cao gần 2m, lá chỉ hơi cụp khi chạm vào. Đặc biệt quả gây dị ứng.

Vũ Phương