Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì được xem là cây cảnh đẹp. Sự hiện diện của cây  không chỉ diệt muỗi giúp điều hòa không khí mà còn mang theo ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại tài lộc cho gia chủ phát triển vững vàng, ổn định tài vận, giữ được tiền tài. Đây cũng được coi là loại thuốc quý thuộc dòng nhân sâm mà dân gian hay sử dụng trong các bệnh mãn tính như đau nhức chân tay, tê bại, phù thũng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu một số thông tin về loại cây này

Ngũ gia bì có vị cay, nóng tính ôn quy vào hai kinh can và thận.

Cây Ngũ Gia Bì có tên khoa học là Scheffera heptaphylla thuộc họ nhân sâm (araliaceae), là loài thân gỗ nhỏ, có nhiều cành nhánh, lá kép xòe hình chân vịt, mỗi cành nhỏ đa phần chứa 7( thường từ 6-8 lá) lá có hình giống chân chim chính vì thế nó còn có tên gọi là cây chân chim bẩy lá hay cây chân chim, cây lá lằng. Vỏ thân và lá có mùi thơm. Cụm hoa chùm tụ tán, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, hoa nhỏ, màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.

Ngũ gia bì có hai loại xanh và vàng, loại xanh có nhiều ý nghĩa trong chữa bệnh nên thường nhắc đến.

Cây mọc hoang và trồng ở nhiều địa phương nước ta hay được dùng trang trí bàn làm việc, lễ tân…

Cây được thu hái vào mùa thu lấy vỏ rễ và vỏ thân, ủ cho thơm, phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió tới khô.Vỏ thân chứa 0.9-1% tinh dầu, vỏ cành và vỏ rễ chữa saponin, tanin.

Theo dân gian, Ngũ gia bì có vị cay, nóng tính ôn quy vào hai kinh can và thận. Có tác dụng trừ phong, mạnh gân cốt, tiêu phù, kháng viêm. Vỏ ngũ gia bì chân chim sắc nước uông làm ăn ngon cơm, chữa đau nhức xương, tê bại chân tay, phù thũng.

Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Một số địa phương (Quỳnh Lưu Nghệ An, Thanh Hóa) dùng lá ngũ gia bì chân chim với tên Lá lằng nấu canh ăn để giải nhiệt kích thích tiêu hóa, chữa rôm xảy.

 

Một số bài thuốc được dân gian

  1. Thuốc lợi tiểu dùng trong các trường hợp bị phù do viêm cầu thận:

Ngũ gia bì 8g, Vỏ quýt 8g, Vỏ rễ dâu 8g, Đại phúc bì 8g, Vỏ gừng 6g, Quế chi 8g, Mã đề 12g, Bồ công anh 20g, Kim ngân 20g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

  1. Chữa thấp khớp, chân tay run, khó cầm nắm:

Ngũ gia bì 30g, Ngưa tất 24g, Thạch hộc 24g, Quế nhục 6g, Gừng khô 3g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

  1. Chữa bệnh tiểu đường, nước tiểu nhiều và rít có chất đường nên tiểu ở đâu là có kiến bâu đông ở đó:

Cây chan chim( cành) 20g, lá dâu tằm 20g, Mã đề (cây) 20g, Đinh lăng (cành) 20g, Khổ qua rừng (dây) 20g, tằm nhộng 20g, Bông trang trăng 20g, Đọt tre non 20g, Huyết rồng 20g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Kiêng ăn ngọt, mặn.

Ngũ gia bì là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền nhưng cần chú ý khi dùng cho người âm hư, các vần đề về chất lượng của dược liệu cũng cần được chú trọng.

Vũ Phương