Trĩ là một bệnh khó nói vì vùng phát bệnh là chỗ nhạy cảm trên cơ thể, nhất là các chị em lại càng ngại ngùng khi chia sẻ nó với người khác. Vì thế, điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến là các phương pháp chữa bệnh từ thiên nhiên, vừa an toàn mà lại dễ sử dụng, có thể tự thực hiện tại nhà. Trong đó có phương pháp chữa trĩ bằng rau Diếp cá. Đây là rau ăn sống quen thuộc trong vườn nhà, không chỉ làm tăng hương vị hấp dẫn của một số món ăn mà còn được sử dụng phổ biến làm thuốc chữa bệnh và làm đẹp.
Diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb., thuộc họ Lá giấp (Saururaceae). Có nơi gọi là Lá giấp, Ngư tinh thảo. Cây mọc hoang ở khắp nơi, phát triển tốt ở những khu vực đất ẩm ướt như ruộng, ven suối…
Diếp cá là loài cây thân cỏ, cao 20-40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, có ít lông. Các mấu ở gốc thân còn vết tích của rễ. Lá diếp cá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Cuống lá dài. Hoa nhỏ, vàng nhạt, hợp thành bông có 4 lá bắc màu trắng, trông như một chiếc hoa riêng lẻ.
Theo Đông y, Diếp cá có vị cay chua, mùi tanh như cá, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm phù thũng, sát trùng… Người dân thường dùng toàn cây hoặc phần trên mặt đất để làm thuốc.
Theo y học hiện đại, trong Diếp cá có chất kháng sinh nên có tính sát khuẩn và ức chế vi khuẩn; chất quercetin giúp thông tiểu, làm chắc thành mao mạch, chữa trĩ; các tinh dầu, alcaloid, flavonoid… giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng của cơ thể…
Do có tác dụng đa năng nên Diếp cá được dùng để trị rất nhiều bệnh: chữa viêm phổi, apxe phổi, chữa các loại trĩ, lòi dom, kiết lỵ. Chữa viêm ruột, viêm xoang nhiễm khuẩn, đau mắt đỏ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều…
Liều dùng mỗi ngày theo kinh nghiệm dân gian thường là 6-12g khô hoặc 20-40g tươi dạng thuốc sắc. Dùng ngoài thì lấy lá tươi giã nhỏ để đắp lên vết thương.
Dưới đây là một số bài thuốc từ Diếp cá:
Kim Anh