Thảo quả – loại thảo mộc đặc trưng với hương thơm mạnh mẽ, vị cay nóng nhưng dễ chịu rất quen thuộc với những món ăn Việt. Không chỉ được mệnh danh là “nữ hoàng gia vị” trong giới ẩm thực mà còn là vị thuốc quý được lưu truyền bao đời nay.
Thảo quả còn được người dân gọi theo các tên khác là đò ho, tò ho hay được dân tộc Thái gọi là Mác hẩu. Theo các nhà khoa học hiện đại cây có tên Amomum aromaticum Roxb, thuộc họ Gừng – Zingiberaceae, có hình dáng giống với cây gừng nhưng cao và to hơn rất nhiều.
Giống như các loài khác thuộc họ gừng, Thảo quả có rễ mọc ngang, nhiều đốt. Nhưng có sự khác biệt về lá và quả. Lá thảo quả to, dài, mọc so le, có bẹ ôm lấy thân. Hoa mọc thành bông ở gốc là quả có hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Đặc biệt thảo quả có lượng tinh dầu rất lớn, mùi thơm đặc trưng nên hiện nay được ứng dụng nhiều trong kỹ nghệ chế biến thực phẩm.
Cây thường mọc hoang tại các vùng núi cao lạnh, dưới tan rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Tuy nhiên, ngày nay thảo có giá trị rất lớn trong giới ẩm thực, đặc biệt là tại Việt Nam và Trung hoa. Do đó để đem lại giá trị kinh tế, thảo quả còn được trồng rất nhiều tại vùng núi các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu…hay dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng là một nơi cây tập trung khá nhiều.
Ứng dụng của thảo quả trong ẩm thực:
Khi nói đến thảo quả, phải thừa nhận trong loại thảo dược này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Carbohydrate, protein, vitamin C, sắt, tinh dầu…Thảo quả có mùi thơm, vị cay ngọt, được coi là nữ hoàng của các loại gia vị. Trong ẩm thực thường dùng quả chín được phơi sấy khô cho vào nước xương để nấu canh, giúp khử mùi khó chịu từ các loại xương bò, xương lợn…đem lại hương vị riêng, độc đáo cho món ăn. Không những vậy tại một số địa phương như Phù Cừ – Hưng Yên còn dùng thảo quả để nấu chè mang lại vị thơm ngon, béo ngọt nơi đầu lưỡi mỗi khi thưởng thức.
Làm thuốc chữa bệnh:
Trong đông y, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, ấm bụng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả. Trong dân gian, thảo quả chủ yếu dùng để làm thuốc trị sốt rét, chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở. Có thể sắc uống 4-8g một ngày, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc thường dùng được lưu lại cho đến ngày nay:
Chú ý: Vị thuốc không dùng quá nhiều cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Trên đây là một số thông tin về thảo quả mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đọc giả. Chúc các bạn có một ngày mới vui vẻ, sức khỏe tốt.
Hoàng Liên