Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau cột sống là căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở những người lao động chính, đặc biệt là nam giới, gây ra nhiều gia cảnh éo le buồn tủi. Sau đây là phỏng vấn của phóng viên báo Nhân Đạo Và Đời Sống với bác sĩ Phạm Văn Thọ (thuộc Viện Nghiên cứu Y Dược Cổ truyền Bách Thảo Dược) về căn bệnh phổ biến: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng mãn tính.

PV: Thưa bác sĩ, thoát vị đĩa đệm là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Bác sĩ Phạm Văn Thọ: Cột sống chúng ta như cái trụ chính giữa tòa nhà đồ sộ chính là cơ thể, có rất nhiều đốt sống chồng lên nhau như hàng bát úp, giữa chúng là một đĩa đệm có tác dụng như lò xo giảm sóc, giữa đĩa đệm chứa nhân nhày có tác dụng nuôi dưỡng đĩa đệm và tăng sức đàn hồi. Đĩa đệm không những giúp cơ thể đứng vững, chuyển động hay đứng im mà còn có thể cúi ngửa xoay chuyển dễ dàng.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhày đĩa đệm bị chèn ép lòi ra khỏi vị trí giữa cột sống, gây chèn ép ống sống và các rễ dây thần kinh, gây đau đớn. Thường do chúng ta bưng bê nặng, vận động sai tư thế, vặn mình không đúng cách khi tập thể dục… dẫn đến thoát vị. Nguyên nhân phối hợp thường do thoái hóa vôi hóa cột sống, cơ chằng, cơ thắt lưng bị yếu.

PV: Nguy hiểm của bệnh này ra sao, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Phạm Văn Thọ: Điều tai hại là người bệnh này không thể mang vác, kể cả vật nhẹ, thậm chí dắt chiếc xe máy cũng có thể bị ngã do đau đớn; lưng ngày một còng xuống; đau dây thần kinh tọa một bên do bị chèn ép; teo cơ; khả năng hoạt động tình dục giảm rõ rệt; thậm chí rối loạn đại tiểu tiện (không tự chủ, bí); dần dần liệt hoàn toàn 2 chân (Y học gọi đó là Hội chứng Thần kinh đuôi ngựa). Nhiều trường hợp được chỉ định phẫu thuật nhưng lại có rủi ro tử vong, không thể bình phục hoàn toàn, thậm chí gây liệt vĩnh viễn…, đồng thời khi cột sống bị can thiệp như đóng đinh, thay hoặc bỏ đĩa đệm gây nên chứng khó vận động, trật thêm đĩa đệm khác… gây khó khăn về sinh hoạt, tổn thất về tài chính, bản thân không tự chủ, dẫn đến tâm lý bế tắc ảnh hưởng cực kỳ lớn đến cộng đồng gia đình…

PV: Vậy nguyên lý trị bệnh này ra sao, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Phạm Văn Thọ: Cũng may mắn là cơ thể chúng ta vốn có thể tự sửa chữa, nếu nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp bằng thuốc bóp dầu xoa kết hợp tập luyện là có thể dần bình phục. Nếu bệnh vừa thì kết hợp các cách trên với các loại thuốc Đông Y làm tăng cường lưu thông khí huyết, tăng sức bền gân cơ dây chằng và phục hồi nơi tổn thương rồi từ từ bình phục. Còn nặng tới mức độ không thể di chuyển được thì cần đến những chuyên khoa cao cấp như chỉnh hình cột sống, phẫu thuật phục hồi đĩa đệm.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ !

Nguồn từ báo Nhân Đạo Và Đời Sống Online