Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ

“Đau đâu khổ đấy” là nỗi lo của những người thoái hóa đốt sống cổ, mong ước lớn nhất của họ là làm sao thoát khỏi cơn ác mộng này càng nhanh càng tốt.Trước đây, bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay gặp ở người 40-50 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Đối tượng người trẻ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là nhân viên văn phòng.

Bệnh thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng lắng tụ can-xi ở các dây chằng dọc cổ. Dẫn đến lỗ ra của các rễ thần kinh bị hẹp gây mỏi, tê, đau. Việc rễ thần kinh và tuỷ sống bị chèn ép còn có thể dẫn đến sự thoát vị của các nhân đĩa đệm và chèn vào tuỷ sống, có trường hợp còn bị tê bì chân tay, bại liệt vĩnh viễn.

Phần đông bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ chỉ đến gặp bác sĩ khi các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tục, lan rộng đến khu vực xung quanh, gây hạn chế chức năng hoạt động của cổ.Khi bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh sẽ yếu và tê toàn bộ khu vực dưới cổ; khó khăn khi cử động cánh tay, chân; mất chủ động đại tiện.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống ổ như: tâm trạng lo âu, căng thẳng; làm việc quá sức; tuổi cao; thường xuyên khuân vác đồ nặng; ngủ không đúng tư thế; ngồi quá lâu, lười vận động…

Cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gồm thể cấp tính và thể mãn tính.Thể cấp tính có khởi phát đột ngột và diễn biến trong khoảng 1 tuần.  Đa số các trường hợp cấp có thể trở lại bình thường trong thời gian khoảng một tuần. Một số trường hợp dễ tái phát, một số trở thành mạn tính với chèn ép thần kinh nổi trội.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp Tây Y vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân . Các nhóm thuốc hay được sử dụng thường là các thuốc chống viêm không steroid như Voltaren, Felden, Diclophenac…; Các thuốc giảm đau: thường dùng Paracetamol và các thuốc nhóm corticoid  nhưng phương pháp này chỉ điều trị triệu chứng giúp cho các bệnh nhân có thể giảm đau một cách tức thì nhưng kèm với nó là hàng loạt các tác dụng phụ như gây hại co bao tử, hội chứng cushing, gây hại cho nội tạng. Nên để điều trị bệnh thì bệnh cần phải được điều trị sớm và tích cực để ngăn ngừa tiến triển nặng của tuy nhiên không có một loại thuốc hoặc phương pháp duy nhất hiệu quả trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ mà cần phối hợp nhiều biện pháp như chế độ ăn, sinh hoạt, vận động và nên dùng các bài thuốc đông y thay thế cho thuốc tây y để giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc.

+ Cần bổ sung các chất: magie, canxi, photpho…và các chất này nằm trong những thực phẩm như: cá, xương ống, sữa, đậu nành, rau củ và trái cây…, hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất béo hoặc có lượng đường cao: các thực phẩm này làm kích thích các phản ứng viêm bên trong bao khớp khiến người bệnh bị đau nhức, các chất kích thích chẳng hạn như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…

+ Trong sinh hoạt tránh các tư thế có thể khiến thoái hóa đốt sống cổ trở nặng như: ngồi yên một vị trí suốt nhiều giờ liền, nằm ngủ trên bàn hoặc sai tư thế, cúi đầu xem điện thoại quá lâu,…ngoài ra nên kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ giúp người bệnh ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh, giảm các cơn đau nhanh chóng

+ Các bài thuốc cổ phương với những nguyên liệu từ thảo dược tư nhiên lành tính, mặc dù quá tình điều trị bằng các bài thuốc nam tuy tác dụng châm nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài, an toàn, đặc biệt không gây phản ứng phụ như tây y.

  • Bài thuốc hay được sử dụng từ các dược liệu dễ kiếm như:
  1. Cỏ xước: Sau khi được rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ cỏ xước thành từng khúc rồi đem sao vàng. Sắc cỏ xước để lấy thuốc dùng hằng ngày. Người bệnh nên uống đều đặn từ 1 tháng để thấy rõ hiệu quả từ cỏ xước.
  2. Cây trinh nữ: rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ thành từng khúc rồi đem sao vàng. sắc để lấy thuốc dùng hàng ngày.
  3. Ngải cứu: sắc ngải cứu phơi khô lấy thuốc uống, hoặc giã nát ngải cứu rồi chườm lên vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa.
  • Trường hợp bệnh có không bệnh không có tiến triển, cơn đau của bệnh nhân éo dài thì nên dùng các bài thuốc phối hợp sau:
  1. Thuốc có tác dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị đau đầu, cổ, vai gáy; cử động cổ khó khăn; đôi khi bị tê một hoặc cả 2 tay; các chi luôn có cảm giác đau, mỏi; thích ấm và sợ thời tiết lạnh.: 3g tam thất; 6g cam thảo; 15g cát căn; 9g bạch thược, đương quy , thương truật, mộc qua; 3 lát sinh hương; 3 trái táo
  2. Thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổdùng khi bệnh nhân có các triệu chứng đau vai, gáy, lưng, làn lên đầu, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt và hoa mắt, ra nhiều mồ hôi trộm, khô họng, lưỡi đỏ: 12g ngưu tất, thục địa, đan sâm; 9g đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, thỏ ty tử, quy bàn, kê huyết đằng
  3. Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị nữ bị ngăn trở kinh mạch với các triệu chứng là đau đầu, vai, gáy, lưng; chóng mặt, đầu nặng không có sức, dễ bị nôn ói, tức ngực và hông sườn, lưỡi trắng nhạt: 3g tam thất, 10g ngũ vị tửu, bạch giới tủ, bán hạ, đởm nam tính, 6g cát cánh, 12g phục linh, đại long, trần bì

 

Cách nấu: cho tất cả các nguyên liệu của mỗi bài thuốc lại với nhau trong nồi đất, cho thêm 4 chén nước vào nồi, nấu cho tới khi còn lại 1 chén rót ra bát, cho thêm ba chén nước vào nồi, nấu cho tới khi còn nửa chén. Hòa cùng với 1 chén bên trên. Chia thàng ba lần uống trong ngày.

Nếu việc điều trị kéo dài trên 6 tuần mà không có tác dụng thì nên đến  gặp bác sĩ để có những biện pháp chữa trị phù hợp.