Nếu bị rắn cắn hãy ngồi yên để chất độc đỡ di chuyển, hái một nắm lá gắm, giã hoặc nhai nhỏ đắp vào vùng vết cắn trước khi đến các y tế để chữa trị. Đó chính là kinh nghiệm chữa rắn cắn của người Tày. Dây gắm xuất hiện khá nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc nước ta và được người Tày xem như một vị thuốc quý. Đây cũng được xem là khắc tinh trong các bệnh xương khớp, gút…
Dây gắm là loại dây leo to, dài, thân phình to có nhiều mấu nên được gọi là Dây mấu ở một nơi còn gọi là Dây sót hay Vương tôn, thuộc họ Dây ngắm (gnetaceae) có tên khoa học là Gnetum montanum. Cây mọc hoang trong rừng ẩm, thường leo lên rất cao, gặp ở nhiều tỉnh nước ta như: Hà Giang, Tuyên Quang…
Dây leo to, vỏ thân màu nâu đen. Cành khúc khuỷu, lá mọc đối, phiến hình bầu dục thon, dày mặt trên nhẵn bóng. Hoa đực và hoa cái khác gốc. Cụm hoa đực (nón đực) mọc ở mấu cahf, cụm hoa cái (nón cái) mọc thành chùm. Hạt hình bầu dục, khi chín màu vàng đỏ.
Thường dùng rễ, dây và lá để chữa bệnh.
Theo dân gian, cây có vị đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải dộc, tiêu viêm, sát trùng. Dùng chữa phong thấp, đau nhức gân xương hay giải các chất độc như bị sơn ăn, rắn căn.
Ngày dùng 15-20g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vịt thuốc khác.
Một số bài thuốc hay được dùng trong dân gian.
Dây gắm 20g, Phòng kỷ 10g, Rễ cỏ xước 120g, Rễ lá lốt 10g, Thỏ phục linh 20g, U chạc chìu 20g, Củ chìa vôi 20g. tất cả sao qua, sắc với 400ml nước còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày.
Rễ gắm, Rễ rung rúc, Vỏ Cây hoa dẻ, Vỏ thân ngũ gia bì chân chim( mỗi thứ 80g), Rễ bướm bạc, Rễ tầm xuân, Rễ bưởi bung, Rễ sâm nam, Rễ cỏ xước, Ô dược, Tầm gửi cây dâu, Rễ bạch đồng nữ, Rễ xích đồng nam( mỗi thứ 40g), Rễ chỉ thiên, Cây cỏ roi ngựa( mỗi thứ 20g). Ngâm rượu uống mõi ngày một chén.
Rễ gắm, Vỏ Chân chim, Cốt toái bổ, Hy thiêm, Ngưu tất, Thạch lựu 150g, Cẩu tích 300g, tỳ giải 200g, Lá ké đầu ngựa, Quán chúng, mỗi vị 100g, các vị sấy khô tán bọt làm viên uống dần với rượu hay nước gừng hoặc ngâm rượu
Lá dây gắm giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp lên vết cắn sau khi đã sơ cứu.
Dây gắm loại cây phổ biến của nước ta nên dễ tìm và mua ở các cửa hàng Đông y nhưng cần lựa chọn những dược liệu tốt để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ về tác dụng của vị thuốc này.
Vũ Phương