Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Cu-ly và tác dụng chữa bệnh của cu-ly

Thời gian gần đây vấn đề khai thác ồ ạt các dược liệu quý đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Những dược liệu quý như cẩu tích cũng nằm trong báo động đỏ về số lượng. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khai thác quá mức như vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như tác dụng của vị thuốc này.

     Nhạt nhòe Cẩu tích tuy thường

     Chữa lưng mỏi gối khớp xương tài tình.

Hệ thống xương khớp của con người ưu việt đên mức không một người máy nào có thể bắt chước hoàn hảo. Các thao tác, cử chỉ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp.  Khi ổ khớp bị viêm thì hoạt động của chúng bị giảm sút nên từ xa xưa ông cha ta đã có những kinh nghiệm phòng, chữa bệnh từ dược liệu. Câu thơ trên chính là 1 minh chứng cho tác dụng chữa xương khớp của Cẩu tích.

Cẩu tích tên khoa học Cibotium barometz  một loài cây thuộc họ Kim mao ( Dicksoniaceae)

Bộ phận dùng của Cẩu tích thường là thân rễ đã cạo sạch lông phơi khô hoặc sấy khô.

Cẩu tích còn có tên gọi khác là Kim mao, cây lông khỉ, cây lông Culy. Nguồn gốc tên của Cẩu tích là do phần rễ chưa khô hay sấ y  giống  phần lưng, xương sống( tích) con chó( cẩu). Ở nước ta Cẩu tích được xếp vào nhóm khuyết thực vật, có thân rễ mọc thẳng đứng, khi cắt hết lá thì thân rễ còn lại trông giống con cu ly nên được gọi là lông cu ly.  Ngoài ra thì phần lông bao bọc bên ngoài của cẩu tích có màu vàng nên được gọi là Kim mao.

Cây mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi nơi ẩm đất ẩm gần khe núi như yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng,…

Thân rễ cây lông khỉ đã được chứng minh chiếm 30% tinh bột, acid hữu cơ. Phần lông có chứa tanin và sterol.

Trong y học cổ truyền, sau khi thu hái dược liệu, tốt nhất vào cuối Thu sang Đông, cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông nhung vàng, đem thái phiến phơi khô. Rang cát nóng rồi cho phiến thuốc vào sao cho sém hết lông, để nguội rửa sạch ngâm trong nước một đêm rồi đồ kỹ cho mềm, sau đó tẩm rượu một đêm, sao vàng.

Thân rễ cây lông khỉ có vị đắng, ngọt, tính  ôn, vào hai kinh can và thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Ngày dùng 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc, chữa phong hàn, tê thấp, đau lưng, nức gối, nhức mỏi chân tay. Phần lông vàng còn có tác dụng cầm máu.

Một số bài thuốc đã được sủ dụng trong dân gian:

Bài thuốc số 1: Chữa đau dây thần kinh do thoái hóa cột sống gây chèn ép:

Cẩu tich 12g, Thục địa 12g, Tục đoạn 12, Tang ký sinh 16g, Ngưu tất 12g, Đẳng sâm 12g, Ý dĩ 12g, Bạch truật 12g, Hoài sơn 12g, Tỳ giải 12g, Hà thủ ô đỏ 12g. Sắc uống môi ngày một thang.

Bài thuốc số 2: Chữa viêm đa khớp các khớp sưng đau, sáng ngủ dậy các khớp cứng và đau:

Cẩu tích 20g, Câu kỳ tửu 20g, thổ phục linh 20g, Nho rừng 20g, Thiên niên kiệu 15g, Cam thảo 10g, Đỗ trọn 15g,Mộc hương 10g, Độc hoạt 20g.Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc số 3:Chữa đau lưng mỏi gối, ù tai, hoa mắt chóng mặt, tiểu đêm nhiều lần:
Cẩu tích 20g, Rễ gối hạc 12g, Dây tơ hồng 12g, Cát căn 20g, Thỏ ty tử 20g, Cốt toái bổ 16g, Dây đau xương 12g, Đỗ trọng 16g, Rễ cỏ xước 12g, Tỳ giải 16g, Củ giò đất 16g, Dây chiều 16g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc số 4: Chữa đau lưng, cúi ngửa khó, đi lại hạn chế, tiểu buốt, tiểu khó:

Cẩu tích 15g, Ba vỏ 20g, Đỗ trọng 10g, Vừng đen 10g, Thần xạ 20g, Cây đa 10g, Thổ phục linh 25g,Cốt toái bổ 20g, Tô mộc 5g, Cam thảo 10g, Cây nhầu 10g.Sắc uống mỗi ngày một thang.

Cẩu tích là một vị thuốc quý nhưng mới chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian nên cần phải  có các biện pháp bảo vệ và khai thác phát triển.

                                                                                       Vũ Phương