Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Cây râu hùm – thuốc chữa thấp khớp

Cây râu hùm, thuốc chữa thấp khớp

Các cây thuốc được sử dụng trong y cổ truyền có những loài cây có hình dáng kỳ quặc, được đặt tên dựa theo hình dạng của chúng. Khi nhìn những loài cây kỳ dị này có thể khiến chúng ta thấy thú vị nhưng đôi khi cũng làm ta cảm thấy sợ hãi bởi hình dạng hay màu sắc của chúng. Cây Râu Hùm là một điển hình như thế : Với những bông hoa màu đen trông rất kỳ quái giống bộ râu hổ, nên người Tày gọi là cây râu hùm. Ngoài ra, người Tày còn gọi là cây mặt cọp, vì nhìn bông hoa như mặt con cọp. Ở nước ngoài thường được trồng làm cảnh, mà ít ai biết đây chính lá vị thuốc quý đã được dân gian Việt Nam sử dụng trong các bài thuốc về thấp khớp hay đau dạ dày…..

Cây râu hùm

Câu Râu hùm hay cây Cẩm đại la, cây râu hổ…đều là những cái tên đặc biệt của loại cây này. Cây thuộc họ Râu hùm (Taccaeae) có tên khoa học là Tacca chantrieri. Hay mọc hoang ở ven suối, rừng ẩm ở nhiều tỉnh nước ta.

Râu hùm một loại cây thân thảo sống lâu năm, thân bò dài, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có nhiều phiến trái xoan nhọn dài. Hoa khi mới nở có màu trắng, dần về sau chuyển sang màu tím sẫm và tím đen. Quả không tự mở màu đỏ tím.

Thân củ dài mọc trồi lên mặt đấy, hình cong như lưỡi câu, bề ngoài củ có rễ mọc đâm ra xung quanh.

Bộ phận được sử dụng là thân rễ có chứa saponin steroid thủy phân cho diosgenin, taccaosid, β – sitosterol. Được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô.

Theo dân gian, Râu hùm có vị đắng, cay, tính mát, có độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lương huyết tán ứ. Thân rễ được dùng làm thuốc trị tê thấp, chữa lao lực, viêm loét dạ dày và hành tá tràng…

Theo học hiện đại sử dụng làm nguyên liệu chiết xuất diosgenin.

Ngày dùng 10-12g, dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã nát bôi hoặc nghiền thành bột mịn để đắp, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc được sử dụng trong dân gian.

  1. Chữa tê thấp, thấp khớp:

Cách 1: Thân rễ Râu hùm khô 50g giã nhỏ, trộn với 30g Bồ kết nướng giòn, tán bột, ngâm vào 1/3 lít rượu trong 1-2 tuần. Dùng rượu xoa bóp vào chỗ tê đau, ngày 2-3 lần.

Cách 2: lấy 50g Râu hùm giã nhỏ ngâm rượu để xoa bóp ngoài da.

  1. Làm nguyên liệu chiết xuất diosgenin để bán tổng hợp các thuốc steroid

Vì độc tính của cây nên không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Với những giá trị về mặt dược liệu thì Râu hùm đang bị khai thác quá mức có nguy cơ bị cạn kiệt nên cần có các biện pháp bảo tồn và nhân giống hiệu quả. Đồng thời thực trạng thuốc Đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng xuất hiện tràn lan trên thị trường làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như sức khỏe của người dân cũng cần được chú trọng.

Vũ Phương