Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Cây cối xay

cây cối xay

Ù tai là hiện tượng gây cảm giác khó chịu cho người bệnh vì luôn nghe thấy những âm thanh lạ trong tai như tiếng gió thổi, tiếng vo ve, tiếng huýt sáo… xuất hiện ở một bên tai hay cả 2 tai. Theo y học, ù tai chưa phải là một chứng bệnh cụ thể mà nó thường liên quan tới các bệnh lý khác nhau: mỏi mệt, khó ngủ, mất tập trung, rối loạn trí nhớ, trầm cảm, do chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, làm việc ở khu vực nhiều tiếng ồn… gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc. Nhiều người cho rằng bệnh ù tai chỉ là thoáng qua, không nguy hại đến sức khỏe nhưng nếu để lâu không chữa trị vẫn có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Trong khi một số đi theo các phương pháp chữa bệnh Tây y, thì lại có những người tin tưởng sử dụng cây Cối xay để chữa bệnh này. Liệu vị thuốc này có thực sự công hiệu hay không?

Quả cối xay

Cây cối xay có tên gọi khác là Nhĩ hương thảo (nhĩ = tai ð là vị thuốc tốt cho tai), Kim hoa thảo… Có tên khoa học là Abutilon indicum (L.) Sweet, họ Bông (Malvaceae).

Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1-1,5m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc, cuống hoa dài bằng cuống lá. Quả trông giống cái bánh xe hay cái cối xay, có lông (vì thế mà gọi là cây cối xay). Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.

Cối xay mọc hoang ở khắp nơi trên cả nước

Cối xay mọc hoang ở khắp nơi trên cả nước, nhất là vùng núi phía Bắc, mọc trên sườn đồi, ven đường… trên đất khô. Cây còn mọc tại các nước vùng nhiệt đới châu Á, Malaysia, Indonesia… Thường người ta dùng lá, thân, rễ và quả tươi hay khô để là thuốc. Vỏ cây còn cho sợi trắng bóng dùng làm dây buộc.

Thành phần hóa học chính của cây có nhiều chất nhờn, acid hữu cơ. Theo Đông y, cối xay có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, giáng trọc, hoạt huyết, chữa tai điếc rất tốt.

Lá và rễ cây có tác dụng thông tiểu tiện, chữa tiểu buốt, nước tiểu vàng, chữa viêm khớp. Rễ chữa sốt, nhức đầu, bạch đới. Lá sắc uống hoặc giã nát đắp trị mụn nhọt. Hạt chữa xích bạch lỵ, mụn nhọt, ngày dùng 2-4g phối hợp với các vị thuốc khác chữa mắt có màng rộng.

Dưới đây là một sô bài thuốc chứa Cối xay thường được sử dụng:

  1. Điều trị đau viêm tai, tai ù, khiếm thính: Cây cối xay (lá, thân khô) 30g đem hầm với 100g thịt lợn nạc để ăn trong ngày. Dùng liên tục cách trên khoảng 2 tuần là có hiệu quả.

Hoặc dùng bài thuốc gồm Cối xay phối hợp với các vị thuốc bổ Thận như: Câu kỷ tử, Cốt toái bổ, Đan sâm, Cẩu tích…

  1. Chữa phù ở các trường hợp do viêm cầu thận: Lá cối xay 20g, Thổ phục linh 20g, Rễ cỏ tranh 20g, Cỏ mần trầu 20g, Mã đề 30g. Sắc uống ngày một thang.
  2. 2. Chữa phù ứ nước toàn thân do viêm cầu thận cấp: Lá cối xay (sao vàng) 20g, Mã đề (tươi) 20g, Rễ cỏ tranh (sao vàng) 20g, Cỏ mần trầu (sao vàng) Sắc uống mỗi ngày một thang, uống trong 3-5 ngày liền.
  3. 3. Chữa phù thũng sau khi đẻ: Lá cối xay, Ích mẫu mỗi thứ 8-20g. Sắc nước uống.
  4. 4. Chữa kiết lỵ: Quả cối xay, Hoa mào gà đỏ mỗi vị 30g (tươi) sắc nước uống.
  5. 5. Chữa các triệu chứng người mệt mỏi, ngủ không được, trong người nóng bứt rứt, ăn uống kém: Cối xay 30g, Lạc tiên 40g, Tâm sem 16g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Chú ý: Không dùng cho người bị ỉa lỏng, tiểu tiện trong nhiều, phụ nữ có thai cần thận trọng.

Kim Anh