Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Bài thuốc chữa liệt dương từ trâu cổ

trâu cổ

Nhắc đến Trâu cổ nhiều người sẽ nghĩ đến 1 loại cây trồng làm cảnh hoặc làm hàng rào ở cả nông thôn và thành phố. Nhưng đây không phải loại cây cảnh thông thường mà trâu cổ còn là loại cây thảo dược quý bởi tất cả các bộ phận từ lá, thân, quả thậm chí cả nhựa của cây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Được coi là một trong những vị thuốc tốt nhất để điều trị “bệnh đàn ông” mà dân gian vẫn hay dùng hay kể cả các bệnh về xương khớp, tắc tia sữa…

cây trâu cổ

Di tinh và liệt tinh thường gặp ở nam giới, trong đó liệt dương được coi là cơn ác mộng, kẻ thù của đàn ông. Vì nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý của người bệnh. Để khắp phục các chứng bệnh này có thể nhờ sự trợ giúp của các thuốc tây y nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời không thể chữa khỏi dứt điểm. Theo các nhà khoa học Trâu cổ chính là loại thảo dược giúp cho các quý ông thoát khỏi tình trạng này mà không cần phải lo lắng về các tác dụng phụ.

Trâu cổ hay còn được gọi là Xộp, sung thằn lắn, vẩy ốc. Cây thuộc họ Dâu tằm ( Moraceae) có tên khoa học là Fiscus pumila. Mọc hoang bám vào thân cây to, vách đá trong rừng, tường ẩm, còn được trồng làm cảnh.

Đây là dạng cây leo, Thân mọc áp sát nhờ rễ. Khi cây còn nhỏ, lá hình vảy ốc. Ở cây trưởng thành, cành lá mọc vươn dài và mang hoa, quả. Lá mọc so le, nhẵn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Quả phức mọc riêng lẻ, màu tím nâu khi chín.

Trâu cổ sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc như lá, thân, nhựa mủ, quả. Nhưng được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là quả. Trong quả có 13% gôm và lá có alcaloid. Quả sau khi được thu hái bổ đôi đem phơi khô hoặc trần qua nước sôi một phút rồi đem phơi.

Theo dân gian:

– Quả có vị ngọt tính mát, có tác dụng chữa di tinh, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới, đau lưng, lỵ lâu ngày, thông tia sữa. Ngày uống 3-6g có thể có tới 20g dạng thuốc sắc, cao.

– Cành và lá chữa mụn nhọt, thông tiểu, tiêu độc, lợi sữa ngày 8-16g dạng thuốc sắc, cao.

  • Nhựa lấy ở cành non tươi: chữa nhiễm khuẩn, nấm ngoài da như ghẻ, lở hắc lào, lang ben bằng cách bôi lên da.

Một số bài thuốc được dùng trong dân gian:

  1. Thuốc bổ can thận âm, chữa các triệu chứng đầu choáng, mắt hoa, đau lưng, mỏi gối, lòng bàn tay, bàn chân nóng, di tinh, kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, cháy máu chân răng:

Trâu cổ, Đỗ đen sao, Đường trắng. Nấu thành cao, mỗi ngày uống lượng cao tương đương với 20-40g Trâu cổ.

  1. Chữa sưng vú, tắc tia sữa:

Quả Trâu cổ 40g, Bồ công anh 15g, Lá mua 15g. Tất cả sắc uống, kết hợp dùng ngoài, lấy lá bồ công anh giã nhỏ, thêm ít giấm, chưng nóng rồi chườm đắp.

  1. Chữa đau xương, đái ra máu:

Lá Trâu cổ 20g( lấy lá ở cành mang quả, rứa sạch, phơi hoặc sấy khô), Cam thảo dây 15g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày 1 thang.

  1. Chữa đau xương, đau mình:

Quả Trâu cổ thái nhỏ, náu với nước 2-3 lần. Lọc bỏ bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5-10g.

  1. Chữa kiết lỵ:

Lá Trâu cổ 20g, lá Seo gà 16g, lá phèn đen 10g, lá Tía tô 10g, sắc nước uống. Nếu ra máu nhiều, tăng thêm lượng phèn đen và Tía tô hoặc ra nước nhiều thêm Trâu cổ và Seo gà.

Trâu cổ có thể chữa được nhiều bệnh mà nhiều người không thể ngờ tới nhưng cần chú ý tới liều lượng, chọn đúng vị thuốc kết hợp với chế độ ăn hợp lý.

Vũ Phương