Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Thoát vị đĩa đệm cột sốt cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh xương khớp thường gặp gây đau nhức ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây là những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ LÀ GÌ?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp nguy hiểm với các triệu đau cột sống cổ, vai, gáy, cột sống lưng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay, phổ biến ở lứa tuổi lao động và người cao tuổi.

CÁC DẠNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người ta phân thành các dạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khác nhau. Cụ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ liên quan tới rễ thần kinh và tủy sống.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trung tâm chủ yếu chèn ép tủy sống gây ra bệnh lý tủy.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cạnh trung tâm: chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ – tủy.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bên (thoát vị lỗ gian đốt sống): chủ yếu chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ.

TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh sẽ có những biểu hiện dưới đây:

  • Đau mỏi và hạn chế vận động cột sống cổ, đau nhiều sau khi ngủ dậy. Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đau có thể khu trú ở vùng cổ hoặc vùng vai gáy lan lên chẩm. Đau rát, đau nông ở vùng cổ do rễ thần kinh chi phối, hoặc đau cơ vùng vai gáy. Đau tăng khi vận động cột sống cổ.
  • Đau vai gáy cấp tính hay vẹo cổ cấp.
  • Đau vai gáy mạn tính.
  • Ấn vào mỏm vai cột sống cổ thấy đau, có điểm đau cạnh cột sống cổ, co cứng cơ cạnh cột sống.
  • Hội chứng rễ thần kinh cổ: Gặp ở 100% trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đau vùng gáy lan theo vị trí do rễ thần kinh chi phối, thường gặp ở một bên.

BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tuy không phải bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng nếu bệnh tiến triển không được điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Thiếu máu nuôi dưỡng não

Không chỉ các rễ thần kinh bị chèn ép và các mạch máu ở vùng cổ cũng bị chèn ép, làm giảm quá trình lưu thông máu từ tim lên đến não. Thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ gây tổn thương cho não và hệ thần kinh. Đó là lý do khiến bạn bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

 

 Hội chứng giao cảm cổ sau

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây tình trạng đau đầu, thiếu máu lên não

Khi nhân nhày chèn ép vào các rễ thần kinh tủy sống có thể gây ra hội chứng giao cảm cổ sau và có các biểu hiện như: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, rối loạn chức năng nghe và nuốt.

Các triệu chứng của hội chứng giao cảm cổ sau có thể tiến triển nặng hơn và xuất hiện nhiều biểu hiện xen kẽ gây ra các rối loạn vận động, tay chân, gây đau nhức. Bệnh nhân khó cử động, không tự đi một mình được.

 

Liệt nửa người, liệt tay chân

Đây là biến chứng nặng nề nhất thuộc chứng rối loạn vận động tay chân. Khi rễ thần kinh cổ 2, 3 bị chèn ép nặng sẽ gây ra những tổn làm mất khả năng vận động nửa người, tê liệt tay chân.

 

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ

Điều trị nội khoa

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối nhằm loại bỏ các yếu tố gây đau có tính cơ học. Thời gian ít nhất 2 tuần.
  • Tây Y: Dùng các thuốc giãn cơ và giảm đau kháng viêm không steroid. Nếu đau nhiều, có thể dùng corticoid hoặc biệt dược có thuốc phiện.

  • Đông Y: kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng, bác sĩ sẽ đưa các đốt sống về đúng vị trí, nhằm giải phóng các chèn ép lên dây thần kinh, dần khôi phục cấu trúc đĩa đệm, kích thích cơ thể tự lành theo cơ chế tự nhiên.
  • Khi điều trị nội khoa đã đạt hiệu quả, cần củng cố kết quả bằng cách hướng dẫn người bệnh giữ gìn cột sống của họ.
  • Người bệnh cần tránh các môn thể thao gây sang chấn dồn ép cột sống như chạy, nhảy… Môn thể thao có tác dụng tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm là bơi.
  • Thông thường, 80% bệnh nhân được ổn định theo cách điều trị này.

ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA

Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định khi điều trị nội khoa không đáp ứng. Nếu mổ đúng chỉ định, hiệu quả điều trị có thể đạt được đến 80-90%. Người bệnh nên thăm khám và thực hiện điều trị ngoại khoa tại các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín, chất lượng.

Người bệnh cần đến khám và tư vấn tại các chuyên khoa phẫu thuật thần kinh khi: Đau tái diễn nhiều lần và điều trị nội khoa thất bại; thoát vị đĩa đệm đặc biệt cấp tính (đau dữ dội, liệt thần kinh, rối loạn cơ trơn…).

LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ

Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tái phát, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Nên thường xuyên tập thể dục đều đặn 30-45 phút mỗi ngày với những bài tập tốt cho cột sống cổ và vừa sức.
  • Không nên làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30-40 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Các động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoái hóa.
  • Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy và đi ngủ.
  • Tránh các động tác làm căng cơ cổ như xách vật nặng một tay, đeo túi xách, bê vác nặng, không mang vác vật nặng tì đè lên đầu, cổ, không nên cúi đầu quá lâu, giữ nguyên một tư tế, ngủ gật dưới bàn.
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và quản lý sức khỏe tốt nhất.